Đó là vì từ năm 2005 đến nay, VAS không được cập nhật và chỉnh sửa trong lúc đó IFRS và IAS liên tục thay đổi do quá trình hợp nhất của IFRS và US GAAP. Điều này dẫn đến khoảng cách ngày càng “To lớn” trở thành lỗ hổng cần tìm cách khắc phục. Vậy làm sao đây!
1. Nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt “To Lớn” giữa VAS và IFRS
Cách đây tầm 1 thập kỷ trước, từ năm 2001 đến 2005, Bộ Tài Chính ban hành 26 Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS) được bổ sung và thay đổi phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
- Vì thế VAS chỉ bao gồm một phần của bộ Chuẩn mực IFRS, tuy nhiên từ năm 2005 đến nay, VAS không được cập nhật và chỉnh sửa trong khi IFRS và IAS liên tục thay đổi rất nhiều do quá trình hợp nhất giữa IFRS và US GAAP. Vì thế khoảng cách IFRS và VAS ngày càng xa.
Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều thông tư hướng dẫn áp dụng VAS. Nếu có mâu thuẫn giữa những hướng dẫn này và VAS, các thông tư sẽ được chọn làm cơ sở áp dụng.
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014 đã mang lại nhiều thay đổi và đưa VAS tiệm cận gần IFRS hơn ở một số khoản mục. Tuy vậy, như vậy là chưa đủ và dễ dàng bị sự thay đổi như vũ bão của nền kinh tế và các hiệp ước quốc tế liên tục sửa đổi dẫn tới sự cập nhật của IAS so với IFRS ngày càng chậm⇒ Khoảng cách càng xa hơn
- IFRS yêu cầu phân tích và ghi nhận dựa vào nguyên lý "bản chất hơn hình thức" trên hợp đồng, hóa đơn và chứng từ. Để có thể phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ, doanh nghiệp cần thông tin đa chiều để phân tích và đưa ra các ước tính và giả định.
- Giá trị Hợp Lý được sử dụng hầu hết trong các chuẩn mực IFRS mới được ban hành hoặc điều chỉnh. IFRS đi theo hướng cung cấp thông tin phản ánh tình hình tài chính của công ty gần với giá trị vốn hoá tại thời điểm Hiện Tại và không tuân theo giá gốc lịch sử, trong khi theo IFRS ghi nhận các khoản lỗ hay tổn thất tài chính ngay khi xuất hiện khả năng có tổn thất. Hiện nay, VAS vẫn hạn chế trong việc ghi nhận theo giá trị hợp lý.
(Một ví dụ minh họa là một công ty bán một chiếc laptop , kèm theo đó các khuyến mãi như là dịch vụ bảo hành miễn phí trong vòng 2 năm và tai nghe. Mặc dù hóa đơn ghi giá bán của chiếc laptop là 20 triệu đồng, kế toán không ghi nhận ngay doanh thu là 20 triệu đồng tại thời điểm bàn giao Laptop, tai nghe và phát hành hóa đơn.)
Theo chuẩn mực IFRS 15, kế toán cần phải xác định các nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng trong giao dịch này bao gồm: laptop, tai nghe và dịch vụ bảo hành; sau đó dựa trên các giả định và thông tin có được từ thị trường, thống kê số liệu lịch sử,… để tách 20 triệu đồng này phù hợp cho từng nghĩa vụ trong hợp đồng. Doanh thu của từng cấu phần này sẽ được ghi nhận tại thời điểm và thời kỳ phù hợp với bản chất của từng hàng hóa và dịch vụ.
- Trình bày báo cáo tài chính của IFRS đòi hỏi sự chặt chẽ và chi tiết, phải cung cấp đầy đủ thông tin để người đọc có thể hiểu rõ các giả định được sử dụng, bản chất của số dư, khoản mục trọng yếu trên Báo Cáo Tài Chính, cơ sở ước tính, cam kết quan trọng chưa được ghi nhận trong kỳ.
- Chế độ Kế Toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo còn cứng nhắc, giảm tính đa dạng trong hệ thống BCTC, với IFRS không có mẫu biểu cụ thể của báo cáo vì thế tăng tính linh hoạt và dễ dàng bắt kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế Quốc Tế.
- Theo thông lệ Quốc Tế, Doanh thu và chi phí tài chính được tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là không phù hợp bởi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải là hoạt động thường xuyên của Doanh Nghiệp, tuy nhiên theo VAS 21 nó vẫn được tính.
- IFRS không cho phép áp dụng phương pháp “Nhập sau - Xuất trước” (LIFO). Trong khi VAS 2 vẫn được phép áp dụng nên sự không trùng khớp chắn xảy ra.
- Một nghiên cứu gần đây được thực hiện nhằm xác định mức độ tương thích giữa VAS và IFRS trong 10 chuẩn mực được chọn chỉ ở mức bình quân là 68% Theo đó, chuẩn mực về doanh thu và chi phí có độ tương thích cao hơn các chuẩn mực về Tài Sản. Về mức độ tương thích Đo Lường là 81,2% cao hơn mức độ tương thích về khai báo thông tin chỉ ở mức 57%.
- Như vậy mức độ tương đồng giữa VAS và IFRS thấp hơn hẳn so với mục tiêu đề ra là 90% của bộ tài chính. Vì thế những khác biệt này có ảnh hưởng vô cùng lớn đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam, và quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS là điều tất yếu phải xảy ra.
- IFRS cho phép xét đoán và ước tính nhiều hơn VAS, dẫn đến IFRS yêu cầu khai báo thông tin dẫn đến việc ước tính và xét đoán nhiều hơn VAS.
- Văn hoá của người Việt Nam là tránh sự không chắc chắn. Áp dụng IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi BCTC theo IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán, ví dụ như giá trị hợp lý. Đặc điểm văn hoá này là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp vì VAS chưa áp dụng hoàn toàn IFRS.
- Kinh tế thị trường Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước khác, trong khi đó thị trường vốn Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất Thế Giới. IFRS là hệ thống các chuẩn mực kế toán hỗ trợ cho thị trường vốn, xây dựng một hệ thống CMKT phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế.
- VAS được xây dựng phù hợp với hệ thống luật của một nước theo hướng điển chế luật, nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo, còn IFRS phát triển theo hướng thông luật, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia.
2. Hướng tới áp dụng IFRS là “Tất Yếu”
Vì thế từ bây giờ việc học và thực hành IFRS sẽ là “Cấp bách” với tất cả công dân kế - kiểm, tài chính, đầu tư hiện tại và trong tương lai. Vậy học và thực hành ở đâu bây giờ?
“Nếu học IFRS ngay từ bây giờ là một lợi thế lớn giúp các bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Bởi với những bạn đã học IRFS sẽ “catch up” với những kiến thức, tình huống thực tiễn nhanh hơn cũng như tăng cơ hội nghề nghiệp với mức lương lý tưởng hơn khi đi làm tại các công ty Việt Nam và Quốc Tế.” - Chia sẻ từ chuyên gia tài chính từ BIG 4 - Phạm Xuân Tuân.
3. Đăng kí học IFRS tại Getcorp.edu.vn ngay thôi!
Ông bà ta có câu “Đồng tiền đi trước là đồng tiền Khôn” cùng Get Corp khám phá khoá học IFRS Online rất hay sau đây nhé:
Tại sao lại là Get Corp?
Với 38 chuẩn mực kế toán - mua trọn gói giảm tới 59% từ 9 triệu 8 xuống còn 4 triệu, Trở thành member có thời hạn tới 12 tháng chỉ với 500 ngàn đồng. Quá “Rẻ” cho những kiến thức “Đắt giá”
Học Online Tiết kiệm thời gian và chi phí, tương tác trực tiếp với Giảng Viên từ Big 4 và trả lời các thắc mắc cùng cộng đồng đông đảo nhà Get Corp trên group Zalo và Facebook. Yên tâm bạn không cô đơn đâu nhé!
Được hỗ trợ và chia sẻ từ các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán, tài chính và thuế.
Sở hữu Tài liệu song ngữ chuyên ngành “Hàng Hiếm”, luôn được cập nhật mới nhất
Tham gia cộng đồng getcorp để trao đổi và chia sẻ nhiều kiến thức có liên quan về IFRS.
Sau khi hoàn thành khóa học IFRS online, bạn sẽ Nắm được cách thức vận hành của Tổ chức Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS Foundation), những thay đổi và cập nhật thường xuyên của IFRS.
Hiểu rõ khái niệm, nguyên tắc IFRS và cách thức áp dụng IFRS vào thực tế.
Nắm được kiến thức chuyên môn và cách thức áp dụng các chuẩn mực IFRS theo đặc thù của quốc gia áp dụng IFRS.
Trau dồi và mở rộng vốn tiếng Anh tự nhiên chuyên ngành Kế toán – Tài chính.
Khẳng định lợi thế cạnh tranh của bản thân, có nhiều Job “Xịn” tung bay rộng mở tại Các công ty Việt Nam và Thế Giới, cơ hội biến mọi thu nhập trong mơ thành hiện thực.
Nào! Hãy nhanh tay đăng kí học trên Getcorp.edu.vn để không bỏ lỡ cơ hội nắm gọn IFRS trong tay!
Đó là những chia sẻ của Get Corp, hẹn gặp các bạn trong bài viết kế tiếp, nếu có thắc về IFRS hay các câu hỏi chuyên ngành đừng ngần ngại nhắn tin cho Get Corp qua
Website: https://getcorp.edu.vn/courses/ifrs-online , hoặc
Theo dõi Fanpage: https://www.facebook.com/getcorp.edu.vn để không bỏ lỡ bất kì thông tin nào của Get Corp nhé!
31/03/2025
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2025) sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:
19/03/2025
Căn cứ tại Công văn 55952/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế khi góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để thành lập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành có hướng dẫn như sau:
27/02/2025
Ngày 23/12/2024, Cục thuế tỉnh Hải Dương ban hành Công văn số 10982 /CTHDU-TTHT hướng dẫn về chính sách thuế TNCN đối với người nước ngoài sang Việt Nam làm việc như sau: ...
10/02/2025
Ngày 18/12/2024, Cục thuế tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 31789/CTBDU-TTHT hướng dẫn về chính sách thuế đối với việc tiêu hủy hàng hóa tồn kho hết hạn sử dụng như sau: