IAS 36 - Suy Giảm Giá Trị Của Tài Sản/ Tổn Thất Tài Sản

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 36 – Suy giảm giá trị tài sản được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) năm 1998 có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trong khi đó, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) chưa có quy định liên quan đến vấn đề này cũng như chưa có quy định cụ thể và thống nhất quản lý, trình bày trên báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp. Bài viết này đề cập một số nội dung của IAS 36 phản ánh, ghi nhận suy giảm giá trị của tài sản trên báo cáo tài chính để doanh nghiệp hiểu rõ tính ứng dụng của nó.

 

 

Chuẩn mực giảm giá trị của tài sản

Tài sản của đơn vị được ghi nhận theo giá mua tại thời điểm mua, qua thời gian, đơn vị tiến hành đánh giá lại tài sản để phản ánh giá trị hợp lý của nó trên báo cáo tài chính (BCTC). Nếu tài sản giảm giá trị, sẽ phát sinh chi phí giảm giá trị của tài sản và giá trị ghi sổ sẽ được ghi giảm bằng với giá trị có thể thu hồi của tài sản.

Tuy nhiên, khi nào áp dụng phương pháp kiểm tra giảm giá trị của tài sản chỉ có thể được giải đáp khi áp dụng IAS 36 “Giảm giá trị của tài sản” là vấn đề cần quan tâm. IAS 36 là một trong các Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) và được sửa đổi, cập nhật hàng năm; IAS 36 được sử dụng nhiều ở các quốc gia từ năm 2005.

 

Mục đích và phạm vi của chuẩn mực

Chuẩn mực này áp dụng đối với tài sản là đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, tài sản cố định vô hình, lợi thế thương mại, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh. Với mục đích là đảm bảo tài sản được ghi nhận không cao hơn giá trị có thể thu hồi của tài sản.

 

Dấu hiệu giảm giá trị tài sản

Chuẩn mực quy định các dấu hiệu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp (DN). Cụ thể, dấu hiệu bên ngoài như: Sụt giảm giá thị trường tài sản, ảnh hưởng không tốt cho đơn vị trong môi trường công nghệ, thị trường, kinh tế và luật pháp; tăng tỷ lệ lãi suất hoặc tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của thị trường, giá trị ghi sổ của tài sản thuần cao hơn vốn thị trường. Dấu hiệu bên trong như: Hỏng hóc, lỗi thời của tài sản, ảnh hưởng không tốt đến đơn vị. Khi có dấu hiệu giảm giá trị tài sản, đơn vị tiến hành kiểm tra việc giảm giá trị tài sản, ngược lại, không yêu cầu đơn vị thực hiện kiểm tra giảm giá trị tài sản.

 

>> Học trọn khóa học IFRS - ONLINE tại đây :   https://getcorp.edu.vn/courses/ifrs-online

Có thể bạn quan tâm

Thời điểm xuất hóa đơn điện tử khách sạn, nhà nghỉ là khi nào?

29/04/2025

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/06/2025

Tóm tắt IFRS 18 - Trình bày và Thuyết minh Báo cáo Tài chính

19/04/2025

IFRS 18 (Presentation and Disclosure in Financial Statements) được IASB ban hành ngày 09/04/2024.

Nghị định 70/2025/NĐ-CP ngày 20/03/2025 sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn, chứng từ

31/03/2025

Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2025) sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn như sau:

Khi doanh nghiệp góp vốn thành lập công ty mới thì có phải chịu thuế gì không?

19/03/2025

Căn cứ tại Công văn 55952/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế khi góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê để thành lập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành có hướng dẫn như sau: